Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2010

Blog Giải Trí

Blog Giải Trí


Đánh ghen kinh hoàng: Cắt tóc, ghi hình, rạch mặt...

Posted: 21 Nov 2010 08:17 PM PST

 
Khi thấy anh P đã bất tỉnh, Long và Quốc trói chặt chị T, dùng điện thoại ghi lại rất nhiều hình ảnh chị trong tình trạng không mảnh vải che thân.
Ngày 18/11, cơ quan CSĐT - Công an Bình Thạnh vừa cho biết, cơ quan này vừa tiến hành ra quyết định tạm giữ hai đối tượng gồm Lê Văn Long (43 tuổi, ngụ quận 1) và Lâm Bổ Quốc (26 tuổi, ngụ ở tỉnh Quảng Nam) để điều tra về các hành vi "làm nhục người khác" và "cố ý gây thương tích".



Theo hồ sơ từ cơ quan chức năng, Lê Văn Long vốn trước đây có quan hệ mặt tình cảm với chị N.T.T.T (38 tuổi, ngụ ở quận Bình Thạnh), nhưng vài tháng sau đó, hai người này có mâu thuẫn với nhau nên đã chia tay. Dù vậy, Long vẫn còn ấm ức.



Qua quá trình dài theo dõi, rạng sáng ngày 16/11, Long phát hiện chị T vào một KS ở phường Đa Kao (Q.1), nên đã rủ đàn em của mình gồm Lê Bảo Quốc, Nguyễn Văn Trí, Nguyễn Văn Thức, Mai Văn Pháp (đều ngụ ở Quảng Nam) đến địa chỉ nói trên để tiến hành đánh ghen chị T.



Nhóm người này đã ngang nhiên xông vào phòng, thấy chị T và người bạn trai mới của mình đang trong tình trạng khỏa thân, lập tức Long tiến hành khống chế bạn trai của chị T, dùng cây gỗ đánh anh này trọng thương nặng. Sau đó, Long và Quốc còn dùng băng keo trói chặt chị T lại, Quốc dùng điện thoại di động để chụp lại ảnh của chị T trong tình trạng hoàn toàn không mặc đồ. Chưa hết, bọn chúng còn xông vào đánh đập, cắt tóc của chị T thậm tệ.



Nhận được tin của KS báo, Công an phường Đa Kao (Q.1) đã có mặt tại hiện trường, tóm được Long và Quốc ngay tại chỗ, còn 3 đồng phạm đã kịp thời bỏ trốn.



Hiện cơ quan Công an vẫn đang tiếp tục ráo riết truy lùng những tên hung thủ này.



* Trong một vụ việc khác, do nghi ngờ chồng mình là anh Lê Văn Thảo (SN 1981, ngụ Hậu Giang) ngoại tình. Thị Thiện (SN 1979, ngụ Kiên Giang) đã rủ 2 em ruột của mình là Thị Tiền (SN 1990) và Thị Lựa (SN 1994) theo dõi chồng.



Khi đến trước quán nước mía thuộc đường số 4, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức thấy anh Thảo đang đứng nói chuyện với 2 cô gái tên là Phạm Thị Thúy Hằng (SN 1991, ngụ quận Bình Thạnh) và Nguyễn Thị Yến (SN 1991, ngụ tỉnh Đồng Nai). Nghi ngờ 2 cô gái trên là thủ phạm làm cho chồng mình ngày càng trở nên lạnh nhạt với mình. Thiện ra lệnh cho 2 em gái xông vào dùng dao lam rạch mặt tình địch.



2 cô gái bị dính đòn ôm mặt dính đầy máu máu, chạy ra đường cầu cứu và được người dân đưa đi cấp cứu. Qua điều tra, Công an quận Thủ Đức đã bắt được Thị Thiện, Thị Tiền và Thị Lựa. Theo điều tra, anh Thảo và 2 cô gái tên Hằng, Yến chỉ có quan hệ bạn bè bình thường.



Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.



Theo vờ tờ cờ

Xem đầy đủ bài viết tại http://hot.9xinh.com/2010/11/anh-ghen-kinh-hoang-cat-toc-ghi-hinh.html

Đi học để... ngắm girl xinh

Posted: 21 Nov 2010 08:07 PM PST

Dù mới là sinh viên năm thứ nhất, nhưng Trung hầu như chẳng mấy quan tâm đến việc học hành. Đỗ ĐH, với Trung, đó là cả một sự kiện ghê gớm lắm, và vì cái sự đỗ đó, cậu không cần phải học nhiều nữa.
Nếu nhìn vào lịch học của Trung, chắc chắn ai cũng cảm thấy "choáng" vì lịch học quá dày đặc, hầu như, sáng, chiều, tối, chẳng có lúc nào Trung rỗi cả. Ngoài lịch học ở trường, Trung đăng ký đi học thêm đủ các lớp với nhiều món như Tiếng Anh, đàn hát... Ít ai biết rằng, mục đích của Trung không phải là học, mà là đi học nhiều để kiếm... gái xinh.


Nhiều người thắc mắc sao Trung không đi ra đường, xem cô nào xinh thì làm quen luôn thể, cần gì vừa mất thời gian, vừa tốn tiền đi học mà chẳng được chữ nào vào đầu. Nhưng cái lý của Trung đưa ra là "gái xinh nhưng không phải chỉ xinh không mà còn phải có chút trình độ nữa. Còn cái kiểu đẹp mà ngu thì thiếu gì. Nếu làm quen ngoài đường thì khó phân biệt ai có trình độ, ai không, nhưng đã đến các lớp học thế này, chí ít họ cũng có ít chữ trong đầu". Và thế là, Trung mang cái lý thuyết của mình để đi học thêm.
Trung làm quen đuợc với một cậu khá "hợp gu", từ ăn mặc, nói năng đến các cái mục tiêu đi... săn gái đẹp nữa. Thế là dù mới vào học chưa đầy 3 tháng, nhưng Trung và cậu bạn đã lên cả một kế hoạch dài hơn, phục vụ cho mục tiêu của mình.
Đi học để... ngắm girl xinh
Những bạn gái xinh xắn trở thành đích ngắm của Trung (Ảnh minh họa)
Một tuần ngoài 5 buổi sáng học ở trường, Trung rủ bạn đăng ký thêm 2 lớp học Tiếng Anh - kín cả 6 buổi tối. Còn buổi chiều, lại lang thang các lớp học đàn, học bơi, và bàn nhau kế hoạch làm quen với người đẹp đã tăm tia được.
Gọi là lịch học Tiếng Anh kín hầu như tất cả các buổi tối trong tuần nhưng với Trung, nhìn vào Tiếng Anh coi như người mù chữ. Tất nhiên, cũng thông cảm một phần vì hồi cấp 3 Trung học khối A, thế nhưng, học thêm mấy tháng mà ngay cả cách chia động từ "to be" thế nào Trung vẫn không biết thì cứ gọi là... bó tay.
Nhưng thực tế ấy không lấy gì làm khó hiểu nếu như chứng kiến những giờ lên lớp học của Trung. Bước vào lớp, việc đầu tiên Trung làm là đảo mắt từ đầu đến cuối lớp, từ đầu bàn đến cuối bàn xem có bạn nào xinh không. Học vài hôm vẫn không thấy người đẹp nào xuất hiện, y như rằng Trung "bùng" để tìm lớp học mới.
Còn nếu có đối tượng, Trung chẳng ngại gì mà không đến ngồi cạnh, kể cả là chỗ đó đã có người ngồi, Trung nhanh nhẹn rỉ vào tai người kia một vài câu nhờ họ nhường chỗ. Ngồi cạnh người đẹp, Trung cứ như người mới ăn phải khoai ngứa, không ngồi yên được. Hết quay sang mượn cái bút, xem quyển sách, Trung bắt chuyện làm quen.
Có hôm bị bạn gái từ chối "hợp tác", Trung vẫn không từ bỏ. Người ta không trả lời, Trung lại dùng cách viết thư, chuyển qua cho người đẹp. Có lần bị cô giáo bắt gặp đang viết thư riêng trong giờ học, Trung bị đuổi ra ngoài. Cả lớp đều thấy ái ngại nhưng Trung thì vẫn "chứng nào tật nấy".
Hôm nào đẹp trời, chẳng may được bạn nào thân thiện nhận lời làm quen của Trung thì cậu chàng mừng lắm. Tan học là Trung lại ngồi cùng cậu bạn "cạ cứng" của mình để cùng nhau bàn cách chinh phục người đẹp. Vì thế, thuộc thế hệ 9X đời đầu nhưng Trung cũng đã dăm bảy mối tính vắt vai, tất nhiên chỉ là những cuộc tình chớp nhoáng bởi theo Trung "vớ vẩn tý thôi, để còn thời gian đi cua em khác".
Cái trò đi học cho vui, đi học để ngắm gái xinh khá phổ biến đối với các teenboy hiện nay và nhiều khi, phụ huynh cũng ngớ người mỗi khi nghe con kể về lớp học.
Có mỗi cậu con trai nên vợ chồng chị Ngà rất chiều con, nhất là khi con trai đỗ đại học, cả nhà vui ra mặt. Đáp ứng yêu cầu của con, mua ngay con Air Blade mới để làm phương tiện đi lại dù kinh tế gia đình cũng chỉ ở mức thường thường bậc trung. Mỗi khi con xin tiền học thêm, chị Ngà đều vui mừng cho con mà không hề căn vặn hay thắc mắc gì.
Thế nhưng, chị Ngà cũng lấy làm lạ vì mỗi khi mẹ hỏi đến việc học, con trai chị cứ trả lời qua quýt cho xong, chứ không nói gì cụ thể. Nhưng bù lại, cậu con trai sinh năm 1991 của chị lại thường xuyên nhắc đến các bạn gái xinh nhất trong lớp. Bạn nào mặt xinh, bạn nào dáng đẹp... cậu đều kể với vẻ say sưa, hào hứng. Ban đầu, chị Ngà cũng không để ý, cứ cho rằng đó là sự tò mò của trẻ con mới lớn nhưng đến khi vô tình nghe được cuộc điện thoại giữa "chàng quý tử "và bạn học cùng lớp, chị Ngà mới ngớ người. Té ra, con trai chị đi học thêm không phải để thêm kiến thức, để ra trường có thêm nhiều kỹ năng như lời nó nói mà là để tìm kiếm và làm quen với các bạn gái xinh từ các trường ĐH khác.
"Lớp ông có ai không, sao chẳng thấy báo tôi gì cả. Chỗ tôi có mấy em được lắm, nguời đẹp, dáng chuẩn lắm. Buổi học tới tôi sẽ làm quen và xin số điện thoại rồi chúng mình bàn bạc . Lớp bên kia không có ai xinh thì out đi, chuyển lớp khác, không có girl xinh thì còn ngồi đó làm gì". Lúc này, chị Ngà mới vở lẽ, thảo nào thằng con trai chị lại xin đi học thêm nhiều như thế.
(Theo Bưu Điện Việt Nam)

Xem đầy đủ bài viết tại http://hot.9xinh.com/2010/11/i-hoc-e-ngam-girl-xinh.html

Gái ngoan thành hư khi vào đại học

Posted: 21 Nov 2010 07:57 PM PST

"Ngày ở nhà vừa bị bố mẹ cấm vừa không có nhiều chỗ chơi, giờ thì tội gì ru rú ở ký túc xá cho nó già người", đó là phát biểu của Phương, từng là con ngoan trò giỏi suốt những năm phổ thông.


Từ tỉnh lẻ lên thành phố học đại học, nhiều teen có tâm lý xả hơi, "chơi cho đã" nên từ chỗ đang là con ngoan trò giỏi lại trở thành… "con hư trò dốt".


Chơi cho... bõ công đèn sách
Thanh Huệ, quê ở một huyện vùng cao Tuyên Quang, là một trong số không nhiều học sinh của huyện này đỗ đại học và được về thủ đô nhập trường. Trong suốt thời phổ thông, Huệ luôn là học sinh khá giỏi, nhưng chỉ sau một kỳ học ở thành phố, cô đã khác. Từ chỗ hiền lành, chân chất chỉ biết học, nay Huệ đã có thể sánh "ngang ngửa" với những cô gái sành điệu. Ngoại hình xinh xắn, được nhiều anh để mắt, cuộc sống sinh viên ở Hà Nội lại đầy mới mẻ và tự do nên Huệ mải mê "khám phá" và tận hưởng.
Gái ngoan thành hư khi vào đại học

Ảnh minh họa
Ban ngày phải lên giảng đường nhưng Huệ cũng chỉ ngồi học một nửa thời gian, nửa còn lại Huệ đi dạo phố và mua sắm. Dù chỉ vào các cửa hàng một giá dành cho sinh viên nhưng cô cũng đã tiêu mất cả nửa tháng tiền bố mẹ gửi, để rồi sau đó phải lấy lý do đóng tiền học thêm để xin "tiếp viện". Buổi tối, bạn bè cũng chẳng mấy khi thấy Huệ ở ký túc xá vì cô còn có lịch hẹn hò với một chàng học khoá trên. Có hôm vì về quá muộn, ký túc xá đóng cửa không vào được, Huệ đành đến nhà thuê của bạn ngủ tạm. Sau thành quen, cứ đi chơi với bạn trai là Huệ đi qua đêm luôn. Mấy cô bạn cùng phòng khuyên nhủ thì cô bảo: "Các cậu định làm phụ huynh của tớ hả".


Giống như Huệ, Phương (quê thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa) ra Hà Nội cũng tranh thủ "chơi hết mình" để bù lại quãng thời gian khổ học và bị bố mẹ quản lý chặt chẽ. Được bố mẹ chu cấp tiền tiêu khá rủng rỉnh, lại không còn bị quản thúc như trước, Phương như chim sổ lồng. Cô nhanh chóng kết bạn với những người cùng "đẳng cấp" để được thỏa chí hưởng thụ "đời sinh viên sôi nổi". Bar, "sàn" nổi tiếng nào của Hà Nội, Phương cũng phải ghé qua cho biết. Và sau mỗi đêm mệt nhoài trên sàn nhảy như thế, sáng hôm sau Phương còn phải ngủ bù chứ làm gì còn sức lên giảng đường. Nhưng cô cho rằng vẫn còn chán thời gian để nghĩ đến học. "Ngày ở nhà vừa bị bố mẹ cấm vừa không có nhiều chỗ để chơi, giờ có điều kiện thì tội gì cứ ru rú ở ký túc xá cho nó già người", Phương nói.


Vào đại học, chuyện bài vở chủ yếu là tự giác chứ không ai thúc ép hằng ngày, cũng không phải làm bài kiểm tra mà cuối kỳ mới thi nên các tân sinh viên càng "không phải nghĩ", cuối kỳ mới lôi ra xem lại cũng chẳng sao. Ngọc, sinh viên năm thứ nhất của một trường đại học ở Hà Nội, cho rằng không gì sướng và nhẹ nhàng bằng học đại học, hồi phổ thông học hành vất vả bao nhiêu thì bây giờ khỏe bấy nhiêu. Hằng ngày, Ngọc chỉ cuộn một cuốn vở cầm lên giảng đường, thích thì ghi bài, không thì đợi gần thi mượn vở bạn photocopy. Có bỏ tiết, nghỉ học thầy cũng không biết, thầy điểm danh thì bạn bè "có" hộ.


Vừa thành sinh viên đã là… bợm nhậu


"Ở nhà nó hiền lắm, chỉ biết đến việc học, có mấy khi thấy nó đi chơi bời đàn đúm gì đâu. Thế mà mới vào đại học được nửa năm đã biết đủ trò xấu, hút thuốc, uống rượu như uống nước". Đó là lời than thở của một bà mẹ có con trai đang theo học tại một trường đại học ở quận Cầu Giấy, Hà Nội. Luân, con trai bà, vừa lên thành phố đã kết thân với một nhóm bạn đồng hương học các khóa trước. Được sự "dìu dắt" nhiệt tình của các đàn anh, cậu sinh viên tỉnh lẻ lơ ngơ nhanh chóng bắt nhịp với môi trường mới, nhưng không phải về việc học hành mà về các "kiểu ăn chơi của sinh viên".


Các "tiền bối" của Luân "dạy" rằng, đã là sinh viên thì phải biết uống rượu. Sinh nhật chúc mừng bằng rượu, lâu ngày gặp nhau: uống rượu mừng hội ngộ; "cưa" không đổ cô bạn cùng lớp, buồn: dùng rượu để sẻ chia. Có tiền thì ngồi quán, còn ít tiền thì mua rượu về phòng "tự biên tự diễn". Thế nên dù lúc đầu không hề biết uống rượu nhưng sau mấy tháng "rèn luyện", Luân đã "lên hạng" thành… bợm. Vì cái gì cũng có thể thành lý do để uống nên lúc nào cũng người cậu cũng nặc hơi men. Chuyện cậu say rượu, ngủ quên không lên giảng đường là rất đỗi bình thường. Có lần mẹ Luân vì lo con đi học "lạ nước lạ cái" nên tìm lên tận trường thăm. Gọi điện cho Luân không được, bà ngồi chờ cả buổi ở cổng trường, đến tận trưa mới được bạn bè Luân cho biết cậu đang say rượu nằm ngủ ở nhà.


Mải mê với cuộc sống tự do mới có được từ khi xa nhà, từ chỗ là những cô cậu trong sáng, ngoan hiền, những sinh viên như Huệ, Phương hay Luân như "lột xác" để trở thành người buông thả, còn quá khứ trò giỏi trở nên xa lắc xa lơ. Sau học kỳ đầu, Phương phải thi lại già nửa số môn, những môn "thoát" được thì điểm số cũng chỉ ở mức trung bình. Nhưng cô vẫn thản nhiên: "Không thi lại không phải là sinh viên".
Thiếu kỹ năng sống


Theo thầy Phạm Văn Tuấn, giảng viên một trường đại học ở Hà Nội, các sinh viên năm thứ nhất đa phần đều thiếu kỹ năng sống và kém thích nghi với môi trường mới. Nhiều em ở ngoại tỉnh, lần đầu tiên xa gia đình và phải tự lập sắp xếp cuộc sống, tự lập trong việc học tập nên có cảm giác hẫng hụt, bối rối, mất phương hướng hoặc một số thì đi "sai hướng". Cách học của bậc đại học cũng khác vì yêu cầu sinh viên ý thức tự giác, tự tìm hiểu là chính. Vì thế nhiều em nếu không xác định rõ ràng mục tiêu sẽ dễ dàng chểnh mảng việc học để sa đà vào những trò vui đầy cám dỗ của tuổi trẻ, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, thậm chí còn dẫn đến hỏng cả nhân cách một cách đáng tiếc.


Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất, giám đốc công ty tư vấn An việt Sơn, cũng cho rằng lý do cơ bản nhất là các em thiếu hụt kỹ năng sống. Trước đó, các cô cậu tuổi teen này vẫn luôn luôn có các thầy cô giáo ở bên dìu dắt, đốc thúc trong việc học tập, sinh hoạt thường ngày thì có bố mẹ nhắc nhở, điều chỉnh nên ít xảy ra những hành động "quá trớn". Còn bây giờ, bước vào một môi trường mới hoàn toàn, thoát ly khỏi gia đình để tự chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình, các em ít nhiều sẽ bị lúng túng. Theo một nghiên cứu mới công bố thực hiện tại một số trường đại học phía Nam, có đến 54% sinh viên cho biết cảm thấy khó khăn trong cách sinh hoạt ở môi trường mới.


Theo ông Chất, trước tiên các tân sinh viên phải xác định rõ mục tiêu của bản thân, tự hỏi mình đi học hay đi chơi: "Trả lời chính xác được câu hỏi này là các em đã thành công được một nửa rồi". Nếu suy nghĩ "đời còn dài, học sau cũng chưa muộn" thì chắc chắn sẽ có lúc hối không kịp.
Theo Đất Việt

Xem đầy đủ bài viết tại http://hot.9xinh.com/2010/11/gai-ngoan-thanh-hu-khi-vao-ai-hoc.html

Khi teengirl múa tay trong… ngực áo tại lớp học

Posted: 21 Nov 2010 10:53 AM PST

Cả lớp đã ồ lên khi cô giáo hỏi Nguyễn Diệu Linh: "Tay em làm gì phía trong ngực áo thế?"

Đến giờ đây, Diệu Linh, cô sinh viên năm 2 của ĐH Văn hóa HN vẫn còn đỏ mặt khi bạn bè kể về câu chuyện đôi tay phía sau tà áo trong năm học cuối cùng thời phổ thông. Trong giờ văn học, khi cả lớp đang say sưa nghe cô giáo giảng về tình yêu trong thơ Xuân Diệu, chợt cô dừng lại, tiến đến bàn thứ 2 và hỏi: "Linh, Tay em làm gì phía trong ngực áo thế?". Bị bắt quả tang, Linh đỏ mặt đứng lên ú ớ. Cả lớp được trận nhao nhao hỏi nhau, mấy cậu bạn trong lớp được dịp "nghe lời nói đoán hành động" bằng một loạt từ bình luận cực "nóng". Đến khi cô hỏi lại đến lần thứ 3, Linh mới thú thật là nàng nhắn tin điện thoại. Vì ngồi bàn phía trên gần cô giáo, nên cô nàng bất đắc dĩ phải ngồi áp ngực vào bàn, một tay đưa phía trong ngực áo bấm bàn phím. Dù đã ngụy trang khéo đến thế là cùng, Diệu Linh vẫn bị bắt quả tang.



Không chỉ dụng điện thoại để giải trí những lúc buồn, lướt web, check mail... Đáng nói hơn, tình trạng sử dụng tin nhắn đang tăng vọt thời gian gần đây. Ăn cũng nhắn tin, ngủ cũng nhắn tin, đến lớp một tay viết bài tay kia cũng ngồi bấm máy? Thậm chí, các nàng còn cho dế yêu vào túi áo túi quần, vào trong áo, tay múa nhoay nhoáy.



Ngại nói chuyện nên thích nhắn tin?



Có rất nhiều nguyên nhân khiến con cái mê mẩn việc nhắn tin. Trước hết phải nói về tần suất phủ sóng của nó. Hầu hết các teen đều sắm cho mình một chiếc điện thoại và nó là một trong những vật bất ly thân. Kế đến là bởi nó đáp ứng khả năng thích tám của con gái. Tin nhắn điện thoại là đường dây "buôn nhanh và buôn lâu" nhất. Sau đó, việc nhắn tin tiết kiệm chi phí nhiều so với gọi và giết thời gian vô vàn hiệu quả.



Tất cả những điều trăn trở, tình cảm mà đứng trước mặt chẳng dám nói, nhiều teengirl vẫn thông qua tin nhắn để gửi gắm. Với những cô nàng đang yêu thì việc đó lại càng phổ biến. Ăn cũng nhắn cho chàng "em đang ăn", ngủ cũng xin thông báo "em phải ngủ", bất cứ hành động nào cũng sẽ được "cập nhật" ngay. Ngược lại, tin nhắn cũng là hình thức dò xét chàng nhanh nhất. Nhiều chàng trai phải nhắn tin báo cáo liên tục để nàng không giận. Bởi vậy mà teengirl thích việc nhắn tin bao nhiêu thì các chàng ngán ngẩm nhắn tin bấy nhiêu.



Thanh Tuyền chia sẻ: "Tớ với bạn trai nhiều lần chia tay vì chàng... trả lời tin nhắn chậm. Tớ rất hay giận, mà chỉ có nhắn tin tớ mới nói chia tay và trách móc được, còn gặp ở ngoài tớ cứ thấy ngài ngại, không quen".

Việc nhắn tin của các teengirl hiện đại không chỉ đơn thuần là nhắm đến các chàng, người yêu của họ. Mà nó diễn ra như một thói quen. Nhiều teen còn dùng nó như công cụ trò chuyện với ba mẹ, hay người lớn. Thậm chí, những chuyện "thầm kín" chẳng dám nói ra, những thắc mắc về giới tính, những tin nhắn nhạy cảm về "chuyện ấy" đều được chuyển tải một cách dễ dàng qua tin nhắn.

Nhất là ở cái tuổi "bập bẹ" biết yêu, với biết bao thắc mắc về "chuyện ấy", thì dường như nếu không thông qua nhắn tin nhiều teengirl sẽ chẳng bao giờ dám trao đổi hay đề cập ở ngoài đời. Teengirl "quý-sờ-tộc" lạm dụng nó đến mức... đang ngồi trong nhà có thể chẳng buồn di chuyển mà nhắn tin cho phụ huynh cũng đang ở "tại gia". Nhìn qua thôi cũng đã thấy nó "phổ biến" như thế nào.







Việc lạm dụng messages sẽ làm teengirl tự kỷ và cô độc!



Những bất cập ẩn sau dòng tin nhắn

Buồn tay là nhắn, nhắn không đầu không đuôi, không giờ giấc, mục đích. Teengirl biến việc nhắn tin trở thành một thói quen tất yếu. Chuyện sẽ chẳng có gì nếu nhiều bạn không lạm dụng nó đến cỡ ngay cả khi cần trao đổi, cần nghiêm túc, tập trung cũng lay hoay bấm bấm.

Khi giáo viên đang giảng bài, hay cho ghi bài không ít bạn nữ vẫn ngang nhiên bỏ tay vào chiếc cặp hí hoáy nhắn tin, lâu lâu lại lén lút liếc nhìn. Nhiều teengirl còn liều mạng trong giờ kiểm tra nhắn tin cầu cứu bạn. Thậm chí những teengirl nhắn tin bậc "pro" thì không còn không thèm nhìn bàn phím vẫn nhắn chính xác như thường. Đặc biệt, teengirl cũng rất thích nhận tin nhắn từ người khác, và hăm hở chờ đợi nếu tin nhắn vừa gửi đi. Việc sử dụng điện thoại trong trường học, làm nhiều nữ sinh phân tâm, lơ là bài vở và làm giảm đi hiệu quả học tập.

Không chỉ với bạn bè, teengirl còn nhắn tin cho người lớn nói chuyện không khác gì bạn mình. Ngay cả ngôn từ sử dụng gửi đi cũng "xì-tin" chẳng kém, điều đó gây ảnh hưởng rất xấu. Như cô nàng Thu Thảo (sn1991) mất điểm khi nhắn tin với ba mẹ của đằng ấy bằng ngôn từ quá "thoải mái". Không chỉ thế cô nàng chỉ thực sự gây phản cảm khi nhiều lần đi ăn cùng, cứ ngồi hí hoáy vừa ăn vừa nhắn tin rồi... cười không hiểu nguyên do?

Nhiều phụ huynh tỏ ra rất khó chịu khi ngay cả giờ ăn, giờ ngủ, giờ học, các cô nàng vẫn tranh thủ nhắn tin không ngừng. Người lớn xem đó là hành động thiếu lịch sự và chỉ có "xì-tin" mới như thế. Việc nhắn tin liên tục của các teengirl còn làm người lớn khó chịu vì chi phí phát sinh hàng tháng. Một ngày, teengirl có thể nhắn từ 30- 50 tin nhắn trở lên. Trung bình một tin nhắn có giá 300-350 đồng. Vậy hàng tháng, tối thiểu sẽ hao tốn từ 300k - 500k cho việc nhắn tin.





Bản thân các chàng, đôi khi cũng ngán nhắn tin và nhất là ngán những cô bạn... trả lời tin nhắn muộn là đòi chia tay. Một số teenboy chia sẻ rằng: "Yêu nhau đâu nhất thiết lúc nào cũng phải nhắn tin báo cáo. Chính những lúc xa rời nhau, cho nhau một chút không gian riêng lại là lúc cảm nhận tình yêu sâu sắc. Nó khiến người ta có thời gian nhìn lại và nhớ về nhau nhiều hơn".



Thay lời kết



Nhắn tin chẳng xấu, và sẽ không có gì đáng để nói nếu nó không bị lạm dụng và làm ảnh hưởng đến chuyện học hành, đời sống, cách ứng xử của teengirl. Nhắn tin có thể giúp bạn dễ dàng bày tỏ những điều khó khăn không thể trực tiếp trao đổi, nhưng nếu vì thể mà áp dụng mọi lúc mọi nơi, nó sẽ vô tình giết chết sự khôn khéo trong giao tiếp của bạn.

Chẳng những thế, nhắn tin không thể hiện sự quan tâm, toàn bộ cảm xúc của bạn dành cho người khác được. Nó sẽ khiến bạn ngại va chạm với bạn bè và dần vô cảm với những chuyện chỉ nghe và biết qua tin nhắn. Những mối quan hệ của bạn cũng dần mất đi, nếu như bạn cũng chỉ thể hiện sự quan tâm của mình đến người khác qua những dòng tin nhắn không rõ thật giả. Đừng để cái ảo vô tình lấn át cái thật nhé!

Xem đầy đủ bài viết tại http://hot.9xinh.com/2010/11/khi-teengirl-mua-tay-trong-nguc-ao-tai.html

0 nhận xét:

Phim Kinh Dị Phim Vang

Kênh 14- HOME

  © Blogger template 'Mantis' by Ourblogtemplates.com 2008

Back to TOP